Hầu hết chúng ta được nghe rằng TÍNH KHÔNG (Tánh không, Không Tánh) của ĐẠO PHẬT là TRÍ TUỆ TỐI CAO (Bát nhã – Prajna).
+ Hầu hết chúng ta hiểu là Tánh không là Tính chất không thực có của Vạn pháp, tức là vạn pháp giả hợp, do nhân duyên gá tạm mà thành vậy nên mới có câu : Không mà có, có mà Không ( Sắc sắc Không Không) – Đây là Giác ngộ Tính KHÔNG của VẠN PHÁP.
Sự thực TÍNH KHÔNG là : Không đưa các Dữ liệu vào bộ nhớ não bộ để nó Không có Ngôn từ, Khái niệm, Name nhãn … : Không khởi lên SUY NGHĨ, TƯ DUY, Ý THỨC tà kiến của mình – Hay áp dụng khi Thiền Chỉ (Định)
Các dữ liệu CHỈ DỪNG LẠI (Thiền chỉ) ở Tâm Nhận biết Trực tiếp giác quan (Trực giác)
Tuy nhiên Phát hiện Vĩ Đại nhất của Đức Phật là loại Chú tâm KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ khác với các loại Thiền Định khác là CÓ TẦM TỨ (Tức là Buộc chú tâm vào một đề mục cố định thì Đức Phật phát hiện ra cách CHÚ TÂM để tự nhiên liên tục vào các Tín hiệu (Cảm giác) nổi trội – Cách này sẽ Phát sinh ĐỊNH LỰC mạnh nhất đồng thời trực giác phát triển mạnh.
Định lực tăng lên 4 level thì có Đủ ĐỊNH để Quan sát Lộ trình Tâm đầy đủ (Lộ trình Ngũ uẩn) hay còn gọi là Tứ Niệm Xứ (Thiền Quán) để có TUỆ GIẢI THOÁT – Lúc này mới là Trí tuệ sinh khởi.
Tác dụng phụ của Trực giác với đời sống : Phát huy được sức mạnh trực giác đó là Mọi việc tự xử lý rất chính xác , còn xử lý TỐT HƠN cả mình TƯ DUY, PHÂN TÍCH để rồi mới xử lý.
+ Đấy là Lý do tại sao các Thiền Sư có Trực giác xử lý mọi việc thường Tốt hơn người thường, và vì Trực giác xử lý tự động nên KHÔNG CẦN phải vất vả suy tính và vì vậy Không khởi lên PHIỀN NÃO, ĐAU KHỔ – hay gọi là TÂM GIẢI THOÁT.
Tuy nhiên Trực giác cũng chỉ xử lý được một số thứ QUEN THUỘC, đã lập trình sẵn, Gặp những Biến cố lạ, mới, nổi trội, khốc liệt… thì TRỰC GIÁC không thể xử lý được, cần phải đưa tín hiệu vào Não bộ xử lý – Lúc này Cần có TRÍ TUỆ GIẢI THOÁT CHÁNH KIẾN thì mới không phát sinh THAM SÂN SI còn nếu không có CHÁNH KIẾN thì vị đó vẫn bị Phiền não như thường.
Như vậy TÍNH KHÔNG ở đây là Giác ngộ về TÂM chứ không phải TÍNH CHẤT KHÔNG của Vạn Pháp là CẢNH, và đây cũng chưa phải là CHÁNH KIẾN – Pháp tối thượng để giải thoát nên chưa gọi là TUỆ GIẢI THOÁT