Thiền là gì? Samadhi, Samatha, Jhana, Vipassana là gì?

  • Hầu hết mọi người nhầm giữa Thực hành ĐỊNH (Samadhi) và thực hành THIỀN (Jhana)
  • Định (Samadhi) là phương pháp có từ trước thời Đức Phật, các phương pháp chủ yếu là Định vô sắc (Tưởng tượng)
  • 90% các Phương pháp hay gọi là THIỀN ngày nay thực chất là gọi Sai tên, nó là Định ví dụ Thiền luân xa, thiền năng lượng, Yoga,,,, là tập ĐỊNH rồi từ đó tưởng tượng khám phá các NĂNG LƯỢNG, LUÂN XA, Cõi trời Vô sắc giới…
  • Trong Phật giáo có chi phần Định (Samadhi)là danh từ chung nhưng Khi tập Đức Phật phát hiện ra loại Thiền mới đó là
  • Giai đoạn 1 : Thực hành thiền Chỉ (Samatha) bằng cách Chánh niệm liên tục trên Thân và đạt được 4 trạng thái thiền (Jhana) là Sơ thiền – Nhị thiền – Tam Thiền và Tứ Thiền
  • Giai đoạn 2 : Thực hành Chánh niệm Thọ Tâm Pháp để Quan sát sự thật (Nhiều nơi hay gọi là Vipassana, nhưng thực chất là Satipatthana) để thân chứng Trí tuệ MINH (Panna)
    Như vậy THIỀN ám chỉ phát hiện Phương pháp (Samatha) và (Satipatthana) của Đức Phật còn tất cả những thứ khác là ĐỊNH (Samadhi) – Là Danh từ chung chung nói về ĐỊNH, ngày nay nhầm lẫn là THIỀN (Jhana)
  • Thông qua điều này cho thấy chỉ có ĐỨC PHẬT là phương pháp dẫn tới Panna – Trí Tuệ còn Tất cả mọi phương pháp “Thiền” khác chỉ giúp Định tâm, hoặc phát hiện ra Vũ trụ chân trời năng lượng luân xa gì đó, không liên quan đến Trí Tuệ Pháp Thành thoát khổ.
  • Hiểu thêm về Thiền
    Bản chất Thiền được dịch nguyên bản là Dòng chảy tâm trí hay Lộ Trình Tâm trí
  • Người chưa biết thiền thì dòng chảy tâm rất lộn xộn và hay bị lệ thuộc vào cảnh sắc hoặc những suy nghĩ miên man vô định hướng trong não bộ khiến cơ thể mất năng lượng và mệt mỏi.
  • Trước khi có Đức Phật thì các phương pháp Thiền chỉ nhằm giúp thiền sinh có khả năng tập trung cố định dòng chảy tâm trí vào 1 hướng hay một mục tiêu (Thuật ngữ hay gọi là có Tầm có Tứ) – thực chất đây gọi là tập Định chứ không phải là phương pháp Thiền của Đức Phật như đã nói bài trước và Định có Tầm Tứ này không hề dễ tập và phải ngồi im kiết già, chỉ cần dừng lại và quay lại cuộc sống là kết quả không còn định sâu nữa.
  • Mặc dù Đức Phật tập hết các phương pháp Định này rồi nhưng Ngài vẫn thấy phiền não khi không trong Định nên Ngài phát hiện ra phương pháp mới
  • Giai đoạn 1 : Sau khi qua sơ thiền, để vào định sâu hơn thì Ngài phát hiện ra phương pháp không tầm không tứ ( Chỉ siết răng và để tự nhiên) chú tâm các dòng chảy tâm trí vào ghi nhận các cảm giác nổi bật trên thân là tự dưng có định sâu lên Tứ thiền và thân chứng Tâm giải thoát.
  • Giai đoạn 2 : Lúc đó hướng dòng chảy tâm trí vào chính dòng chảy tâm trí đang diễn ra để quan sát sự thật về sự sinh diệt đang diễn ra của nó qua các diễn tiến Lộ trình tâm của Pháp và thân chứng Tuệ giải thoát.
  • Giai đoạn 3: Khi đã viên mãn thân chứng Tuệ giải thoát ở Thiền toạ thì thực hành thân chứng Tuệ giải thoát ở các tư thế khác Đi, đứng, nằm, ngồi và áp dụng thành lối sống có Dòng chảy tâm trí luôn ở trạng thái minh (Sáng suốt) từ đó giải thoát hoàn toàn khỏi lệ thuộc vào Cảnh sắc hay cảm giác trên thân (Tự do) từ đó thoát hoàn toàn phiền não.
    Với phương pháp mới này, Đức Phật đã phát hiện ra phương pháp thực hành để giác ngộ chân lý và sự thật, thay đổi các Tà kiến vô minh thành Minh, từ đó vẫn sống cuộc sống bình thường như người chưa biết thiền nhưng dòng chảy tâm trí lúc này khác hoàn toàn, nó chảy theo tự nhiên, không còn bất cứ sự ràng buộc nào nữa nên có 3 kết quả
  • Sống thích nghi với mọi hoàn cảnh nên không còn kêu ca phản ứng với bất cứ sự việc hiện tượng nào xảy ra.
  • Khả năng tập trung chú tâm dễ dàng nên hiệu quả học tập hay công việc cao hơn hẳn bình thường.
+ Thoát khổ ngay bây giờ và tại đây

Và 3 khả năng này chính là sứ mệnh mục tiêu của Gosinga – Ai muốn đăng ký học các khóa thiền Online của Gosinga tháng 6 này do Thiền Sư Nguyên Tuệ hướng dẫn thì vào web https://Gosinga.vn nhé

Mọi chi tiết lịch Thiền thì theo dõi tại NHÓM sau : https://zalo.me/g/somcap597

You may also like...