Phương pháp Nghiên cứu Kinh sách sao cho đúng và nhanh
+ Hầu hết các Ấn phẩm in hay ghi chữ về Pháp đều có thể có sự mâu thuẫn nếu do nhiều người chép lại hoặc dịch qua nhiều ngôn ngữ nhưng Người học Pháp không tỉnh táo sẽ dễ bị chấp vào từng bản ghi mà bỏ qua TÍNH LOGIC của tất cả mọi bản ghi nên phát sinh tranh cãi xung đột : Tôi đọc thế này mới đúng, anh nói thế kia là không đúng.
+ Nhiều người đi theo 1 vị Thầy suốt đời cũng bị chấp Pháp như thế nếu không tỉnh táo.+ Tương tự như Những bộ KINH SÁCH ngày nay hay xưa kể cả được coi là nguyên thủy nhất cũng giống như một rổ chứa đầy đá sỏi (Là người sau ghi vào hoặc ghi không chuẩn) hay ngọc quý (Cốt Lõi Kim khẩu), người đọc Pháp cần chắt lọc sự Logics của toàn bộ các Bản kinh sách để xếp lại những thứ Logics liền mạch nhất và gạt bỏ những thứ Không hề logics ra, chúng ta mới lộ ra được những Viên Ngọc Quý (Chân lý sự thật được Khám phá và truyền lại chuẩn xác)
+ Sau đó phải mất nhiều năm Thân chứng liền mạch sự Logics đó qua Tư duy và Tu tập kết quả tự mình chiêm nghiệm mới thấy đúng sự Logics đó là thứ mình đã tìm thấy đúng – Lúc này mới đúng câu “Tự mình đốt đuốc mà đi”.
+ Đây là lời khuyên cho những ai còn bị dính mắc vào Kinh sách hay một vài vị Thầy mà vô tình bỏ qua giá trị của chính Kinh Sách và xa rời Chân Lý sự thật.
+ Ngày xưa Tôi đã mất cả chục năm đọc Kinh sách và bị lệ thuộc vào từng câu chữ nên khi đi tranh luận đúng sai rất hay phê phán người này người nọ nhưng chính tự mình thấy nhiều mâu thuẫn mà không biết cách nào giải quyết cho đến khi gặp một Thiền sư chỉ dạy mới thấy sáng tỏ phương pháp nghiên cứu Kinh sách và từ đó mọi thứ Sáng rõ dễ dàng.