Có người hỏi Pháp học là gì? Câu trả lời Pháp học là Sự thật – Vậy sự thật là gì? Câu trả lời sự thật là :
- Thiết thực hiện tại (Ngay bây giờ, chứ không phải để mai sau mới giá trị)
- Đến để mà tự Thấy rõ (Chứ không nghe ai nói để mà tin vu vơ).
- Không thay đổi theo thời gian (Luôn là chân lý dù 100K năm sau hoặc bất kỳ đâu, với ai)
- Có tính hướng thượng (Giúp loài người thoát khổ) chứ không phải tạm hết khổ này để gặp khổ khác.
- Dành cho người Trí tự mình giác ngộ (Nói ra rồi, giác ngộ ngay không là tự mỗi người)
+ Thiết thực hiện tại : Phương Pháp của Sự thật chân lý đúng phải là giúp con người hết phiền não (An lạc) ngay tại giây phút đang sống chứ không phải là CHỊU KHỔ BÂY GIỜ để TƯƠNG LAI sẽ hết khổ
– Tất cả những Phương pháp nào khiến con người nghĩ tới ngày mai sẽ tươi sáng thì đều là Phương pháp không THIẾT THỰC HIỆN TẠI và đó không phải là Phương pháp Tốt nhất như:
– Tìm kiếm năng lượng vũ trụ để Mai sau có oai lực
– Tìm kiếm niềm vui hạnh phúc trong hoàn cảnh
– Tìm kiếm Tha lực của Tiền nhân, chư thiên.
– Tìm kiếm cõi “Trời, Tịnh độ, Thiên đường…” mai sau.
– Tu nhân tích phước để “Kiếp sau…”
– Giải nghiệp để mai sau ” Hết nghiệp…”
+ ĐẾN ĐỂ TỰ THẤY chứ ĐỪNG NGHE ĐỂ TIN : – Tính chất của Phương Pháp học là : Tôi tự thấy rõ ràng về điều đang Thiết thực hiện tại, An lạc Hạnh phúc ngay trong lúc thực hành – Chứ không phải NGHE AI ĐÓ NÓI rằng :
– Bị nghiệp quả nặng, giờ phải sắm lễ như này, như này để Thầy giải hạn cho
– Bị “Vong” theo, giờ phải làm như vầy, như này thì mới….
– Ai đó nói đã gặp vị ” Thần này”, “Thánh nọ”, “Vong kia”… bảo điều này điều nọ…
– Vũ trụ có những năng lượng này, chiều không gian này….
– Trong cơ thể mình có những Luân gần luân xa này abc….
– Kiếp trước là loài này, vật này, và kiếp sau sẽ được vào chỗ này, chỗ nọ….
– Trong Kinh Sách này, Kinh nọ có Ghi rõ điều này, điều nọ..
– Ngài ABC, nổi tiếng Nhất Thế giới, Nhì Vũ Trụ nói điều này, điều nọ….
Khi nghe xong những điều trên, cứ GHI NHẬN, không PHẢN ĐỐI, nhưng ĐỪNG VỘI TIN NGAY, cứ quan sát và kiểm chứng dần cho thật chắc chắn rồi hãy Tự Kết Luận đó có phải là Pháp chuẩn hay không.Hôm nay chắc quý vị cũng NGỘ thêm 1 chút về tính chất thứ 2 của Phương Pháp Học : Đến để mà Thấy !
+ Tính chất thứ 3 của PHÁP : KHÔNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN !- Khác với chân lý của Loài người là : Đúng được 1 vài trăm năm, sau đó các nhà bác học khác có thể phát hiện ra để thay thế. Hoặc đúng với nhóm người này nhưng lại không đúng với nhóm khác
– Vì thế hầu hết Phát hiện của Tâm linh hay Khoa học ngày nay chỉ đúng với 1 thời điểm nhất định hay nhóm người nhất định nên NÓ KHÔNG MANG TÍNH PHỔ QUÁT CHÂN LÝ !
– Ví dụ : Loài người cho rằng Chân lý là NGỌT là nằm sẵn trong ĐƯỜNG , Nhưng sự thực chỉ có ai khỏe mạnh thì mới thấy còn người ốm đau hoặc đang ngủ thì lại Không thấy . Các loài vật khác cũng không thể chắc chắn ăn đường là NGỌT vì vậy NGỌT là Cảm giác được sinh ra khi có tiếp xúc và nhận biết
– Như vậy nó không thể nằm sẵn ở 1 nơi được mà phải ĐỦ DUYÊN TIẾP XÚC giữa 2 nơi chạm nhau thì mới THẤY NGỌT – Vậy nó phải là CẢM GIÁC chứ không phải Nằm sẵn trong VẬT CHẤT như ta bị nhầm lẫn.
– Vậy nó không mang tính Chân lý Phổ quát.
– Như vậy Pháp Chân lý tuyệt đối, không thay đổi theo thời gian là : Dù có THAY ĐỔI BAO NHIÊU HOÀN CẢNH SỐNG, Thay đổi Tài sản, Thay đổi vật chất ngoại cảnh – Thì Loài người vẫn không thể HẾT KHỔ, PHIỀN NÃO, bây giờ đang vậy, 1 tỷ năm nữa có tiến hóa đến đâu thì vẫn vậy
– Vì Phiền Não là do LỆ THUỘC vào CẢM GIÁC của từng người chúng ta.
– Muốn Hết khổ , Phiền não, chúng ta bắt buộc phải từ bỏ TƯ TƯỞNG làm CHỦ VẬT CHẤT NGOẠI CẢNH hay Phản ứng với ngoại cảnh bằng cách QUAN SÁT CẢM GIÁC của chính mình thì từ đó mới hết phiền não – THAT IS CHÂN LÝ.
+ Tính chất thứ 4 của Pháp là : CÓ TÍNH HƯỚNG THƯỢNG (Tiến bộ, phát triển)
– Nhiều người nhầm lẫn là Pháp học sẽ khiến con người sống An phận – Thủ Thường, bàng quang với Chính mình và Thiên Hạ.
– Nhưng Pháp là có TÍNH HƯỚNG LÊN : Tức là làm Loài người THOÁT KHỔ (có Hạnh Phúc đích thực – Hạnh phúc không phải do THAM đem lại mà là do Thoát Sân Si)
– Hướng phát triển của Nhân loại hiện nay RẤT NHIỀU sai lầm, gây hại môi trường, hủy hoại sức khỏe, Chiến tranh, Bè phái… LÀM ĐAU KHỔ nhiều nhóm người khác để ĐẠT LỢI ÍCH của 1 nhóm nào đó.
– Hướng Phát triển của Pháp – Nhìn bề ngoài thì có vẻ An phận nhưng thực chất là Giúp con người Hạnh Phúc nội tâm – Luôn dễ có và sẵn có nên An toàn, Không gây hại cho ai Trong khi Hướng phát triển Ngược lại là Tìm Niềm vui Hạnh phúc từ NGOẠI CẢNH hay NGƯỜI KHÁC nên bị LỆ THUỘC hoàn toàn vào Cảnh và người khác nên KHÔNG BỀN VỮNG.
+ Tính chất thứ 5 của Pháp : Dành cho người Trí tự mình Giác Ngộ.
– Cũng giống như các môn Khoa học khác là không dễ dành cho tất cả và đặc biêt vì Pháp học là phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử Nhân loại vì nó Phát hiện ra Sự thật thực tại, còn đại đa số các phát hiện khác chỉ là tìm ra Hiện tượng chứ không phải Sự thật
– Chính vì thế nó không hề dễ giác ngộ cho tất cả mọi người, chỉ có số ít người thực sự có Trí mới có thể hiểu được.- Thế nào là người Trí : Là những ai luôn muốn đi Khám Phá Sự Thật thực tại với Tư tưởng Vô Ngã ( Bỏ cái Tôi , kiến thức kinh nghiệm đang có để mở lòng đón nhận kiến thức mới, không nhìn người để Phán xét mà quên đi các Nội dung đang nhìn thấy)
– Tự Mình Giác Ngộ : Pháp đã bày ra trước mặt Quý vị, đủ một Nhân rồi, chờ đủ Duyên với nhân thứ 2 là Não bộ của Quý vị để sinh ra Quả mới : Nếu không đủ Duyên nó sẽ không chui vào Não quý vị được, vậy có Ngộ Pháp hay không cũng là do Nhân Duyên mà thành, Người bày ra Pháp ở đây KHÔNG có TRÁCH NHIỆM bắt quý vị phải giác ngộ.
Như vậy Pháp học có 5 Tính chất bất biến
1. Thiết thực hiện tại
2. Đến để mà Thấy
3. Không thay đổi theo thời gian
4. Có tính hướng thượng
5. Dành cho người Trí tự giác ngộ
6 Sự thật chân lý Bất biến mọi thời đại, Không gian và thời gian (nếu có)
- Thế giới thực tại này mà con người đang sống là trong CẢM THỌ (Cảm giác) chứ không phải là Vật chất hay Tâm Linh – Xem chi tiết bài viết
- Vạn pháp (Sự vật hiện tượng) do Duyên mà khởi – Xem chi tiết bài viết
- Có 2 Ngả đường tới thực tại : Khổ đau và ngả Hạnh phúc – Xem chi tiết bài viết
- Tánh Không – Không Tánh (Vô Tánh) : Phương pháp giúp TÂM GIẢI THOÁT – Xem chi tiết bài viết
- Vô tướng (Tâm biết Tâm hay Tâm biết cảnh – Chánh kiến hay MINH hay Tuệ giải thoát) – Trí tuệ giúp Thoát khổ hoàn toàn – Xem chi tiết bài viết
- Thực hành thoát khổ (VÔ TÁC) : Con đường duy nhất là Quan sát thực tại trên thân (Cảm giác) – Xem chi tiết