Pháp hành Tứ Niệm xứ là gì? Thân Thọ Tâm Pháp là gì?

PHÁP HÀNH TỨ NIỆM XỨ (TNX)
Mặc dù BÁT CHÁNH ĐẠO là con đường độc nhất tới Niết bàn (Thoát khổ) nhưng Pháp hành lại là Tứ Niệm Xứ.

  • TNX (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) : Là bám sát các Cảm giác trên thân (Cảm thọ) khi Giác quan và Cảnh vật tiếp xúc – Luồng tín hiệu đó (Ban đầu là Cảm giác trung tính vì nó chưa phát sinh Tính chất – còn gọi là Quán Thân) khi Dừng lại ở TÂM TRỰC TIẾP – phát sinh ĐỊNH và TỈNH GIÁC và nếu đưa nó vào trong Ý THỨC thì thành tính chất (Dễ chịu, khó chịu hoặc vẫn trung tính) biết nó là Cảm giác thì là Quán Thọ và biết nó vận Hành theo cơ chế NGŨ UẨN (Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức) thì là Quán Tâm và quan sát Sự sinh Diệt, Vị Ngọt, Sự Nguy hiểm nên Vô thường và Vô ngã – Gọi là Quán PHÁP.
  • Như vậy TNX là CHÁNH NIỆM (1) và nếu Chánh niệm liên tục nhiệt tình (CHÁNH TÍNH TẤN – (2) thì phát sinh CHÁNH ĐỊNH (3) – và nếu đưa vào Ý THỨC để Suy xét CHÁNH TƯ DUY (4) thì kết quả có thân chứng trên cơ thể mình CHÁNH KIẾN (5) – từ đó Mọi hành động Thân khẩu ý lúc này là CHÁNH NGỮ (6) – CHÁNH NGHIỆP (7) và CHÁNH MẠNG (8)
  • Chính vì thế Pháp tập luyện BÁT CHÁNH ĐẠO chính là TỨ NIỆM XỨ và lấy CHÁNH NIỆM làm đầu
  • Có 1 số vẫn cho rằng phải theo lộ trình GIỚI – ĐỊNH – TUỆ, Tuy nhiều người thấy có lý nhưng thực tế nhiều Trường phái có Giới còn hơn Đức Phật nhưng vẫn không có ĐỊNH và nhiều trường Phái có ĐỊNH rất cao nhưng vẫn không có TUỆ cho thấy con đường Pháp hành đúng nhất vẫn là TỨ NIỆM XỨ, tức là lấy Chánh Niệm trên TÂM MÌNH để phát sinh Tuệ trên đối tượng TÂM (Tâm biết Tâm) chứ không phải hỗ trợ lực từ bên ngoài (Tâm biết cảnh)

You may also like...