Lộ trình : Văn Tư Tu là gì? tại sao phải theo lộ trình này?

Văn Tuệ : Học tập Pháp học theo chân lý đã được khám phá tại đây
Tư Tuệ : Tư duy (Chánh tư duy) đúng đắn theo Văn Tuệ đã học ở trên
Tu Tuệ : Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày trở thành tự nhiên thành thục

  • Khi học Pháp, mới chỉ là Văn Tuệ (Lý thuyết) chỉ dẫn , sau đó chúng ta cần Tư duy (Tư Tuệ) để nhận diện ra đâu là đúng Pháp đâu là cái giông giống Pháp nhưng sai sự thật. Sau đó cuối cùng mới áp dụng Pháp vào Thực hành cuộc sống hàng ngày (Tu Tuệ)
  • Như vậy Lộ trình thay đổi là : Văn – Tư – Tu. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng Không cần lý luận nhiều, cần phải tập trung tu tập là chính, nhưng quả thực nếu không có Văn Tuệ thì làm sao mà Tư và Tu Tuệ đúng được. Thế nên lộ trình vẫn phải là Văn – Tư – Tu.
  • Khi đã trạch pháp chính xác thì ta mới phải thực hành thân chứng và áp dụng nó đi lan tỏa giúp người khác đi theo con đường đã đi.

You may also like...

2 Responses

  1. Kha says:

    Cảm ơn nhóm đã chia sẽ những kiến thức bổ ích, thú vị !!!!!♥️♥️♥️

  2. GiangND says:

    [Đoạn rất tâm đắc, em đọc được trong sách nv Phan Việt đã lâu]

    (Pg 165)
    …Tôi nói với thầy tôi cảm thấy đạo Phật thật mênh mông, càng khám phá càng ra nhiều; tôi không biết phải tìm hiểu từ đâu, thế nào.

    Thầy cười:

    “Cô cứ từ từ, đừng nóng vội. Hãy thành tâm học Phật. Trong tu hành thì Phật dạy phải trải qua các quá trình (1) Văn – (2) Tư – (3) Tu – (4) Tín – (5) Nguyện – (6) Hành.

    (1) “Văn”: nghĩa là “nghe”. Đầu tiên mình cứ nghe đã, rồi mình (2) “Tư”, tức là mình suy nghĩ xem nó có hợp lý không; nếu mình thấy nó hợp lý, nó làm mình an, thì mình bắt đầu (3) “Tu”; nhưng “Tu” ở đây là mới là “sửa” thôi đã, không phải là đi tu. Khi mình bắt đầu sửa lại thân, khẩu, ý, sửa các thói quen trong cuộc sống của mình sao cho hợp đạo, rồi mình thấy lợi lạc thực sự từ những thay đổi đó thì mình sinh (4) “Tín”. Có tín rồi, tin vào lợi lạc của Phật pháp rồi thì mình lại phát (5) “Nguyện” rộng lớn là mình muốn tất cả các chúng sinh khác nữa cũng tìm được an lạc như mình.

    “Như con bây giờ chắc là đang ‘văn'””

    “Cô cứ nghe đi. Ngày xưa Đức Phật cũng từng nói đừng bao giờ tin ngay chỉ vì đó là lời do ta nói ra hoặc do thầy các ông nói ra, chỉ khi nào các ông đã nghe, đã kiểm chứng, đã thấy nó hợp lý và mang lại lợi lạc thì hẵng tin.”

    “Thưa thầy, con thấy con cứ hay nghi nghi hoặc hoặc.”

    “Phật nói có nhiều thứ chướng ngại sự tu hành, như tham, thân, si, mạn, nghi, tà kiến, thân kiến… Với giới trí thức, cái ‘mạn’ và cái ‘nghi’ thường là cái ngăn họ đến với sự thật. Khi xưa Phật đã gọi những người như thế là ‘thế trí biện thông’, họ có trí tuệ thế gian nhưng không thể ra khỏi cái thuộc về tâm trí. Vẫn đang hoạt động bằng ‘thức’. Tu là chuyển ‘bát thức’ thành ‘ngũ trí’. Mà trí thì thuộc về chỗ tĩnh chứ không phải chỗ động.